Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Chuyện về đội nữ binh bí mật của vua Thành Thái
Ít ai biết vua Thành Thái từng lập một đội nữ binh núp dưới vỏ bọc là các cung nữ để mưu đồ chống Pháp.

 



Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Huệ hoàng hậu Phan Thị Điểu. Ông sinh năm Kỷ Mão 1879. Sau khi vua Đồng Khánh mất năm 1888, ông được khâm sứ Pháp Rheinart và triều đình chọn nối ngôi.

Vua Thành Thái có người cô ruột là công nữ Thiện Niệm. Chồng bà này là Diệp Văn Cương, làm thông dịch cho Công sứ Pháp với Nam triều. Việc Thành Thái được lên ngôi là nhờ vào sự khéo léo của ông này trong quá trình thông dịch giữa Nam triều với đại diện của Pháp. Lễ đăng quang của vua Thành Thái tổ chức vào năm 1889.

 

Xung quanh vua Thành Thái có nhiều giai thoại tình ái, nhiều lần lẻn ra khỏi cung đi chơi đêm nên có khi người ta tưởng lầm rằng ông là người ham chơi bời. Thực chất, vua Thành Thái lại là một người sớm có tinh thần chống Pháp. Không thể theo con đường như vua Hàm Nghi vì xung quanh ông giờ đây toàn là tai mắt của người Pháp, vua Thành Thái lựa chọn một cách riêng. Ông đã xây dựng những đội nữ binh để chờ thời cơ nổi lên đánh Pháp.

 

Sách Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam nói rằng: “Lợi dụng cái yếu của xã hội trọng nam khinh nữ, khi người ta (kể cả người Pháp) ít chú ý đến võ lực của nữ, mà trong tam cung lục viện, với sự kín đáo của Đại nội, của Tử Cấm Thành, số nữ lại đông nhất vì triều đình có quyền tuyển nữ. Vậy nên Thành Thái nghĩ đến việc dùng lực lượng phái đẹp chống Pháp, giành độc lập”.

 

Để làm việc này, vua Thành Thái thường giả vờ đóng vai một người hám sắc, đi bắt phụ nữ nhập cung để luyện tập quân sự. Việc này tất nhiên được làm một cách hoàn toàn bí mật. Đầu tiên nhà vua cho cận vệ thân tín đến tiếp xúc với những người ông chọn và gia đình họ. Nếu đồng ý thì ông sẽ hẹn ngày giờ và địa điểm rồi “dàn cảnh” bắt cóc đưa về cung cấm.

 

Thường một đội nữ binh gồm 50 người. Sau khi luyện tập quân sự đã thuần thục, đội này lại được bí mật trao trả về gia đình đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp và nhà vua lại tuyển lựa một đội mới.

 

Để bảo mật, các nàng bị “bắt cóc làm vợ” thường được đưa vào Tử Cấm thành bằng cửa hữu của Phòng thành vì đường chạy dọc bên ngoài hoàng thành dẫn đến cửa hữu rất vắng vào ban đêm, hai bên đường lại không có nhà dân chúng. Cửa này lại nằm gần làng Kim Long, bởi thế, các nàng ở làng này được ưu tiên tuyển mộ nhiều hơn cả.

 

Đáng chú ý là các nàng thiếu nữ làng An Ninh (giáp Kim Long) được tuyển mộ hầu hết là thợ dệt vải, vì An Ninh là nơi dệt vải nổi tiếng. Do đó, Thành Thái cho tổ chức ở Đại nội các chợ bán vải do các nữ binh ấy dệt trong Đại nội để vừa che mắt được địch vừa cho nữ binh có việc làm mà trang trải các phí tổn, kể cả may quân phục.

 

Cùng với việc lập đội nữ binh, vua Thành Thái còn tích cực nghiên cứu các loại vũ khí tân tiến. Ông đã nhờ họa sĩ Lê Văn Miến (tốt nghiệp trường Mỹ thuật Paris) vẽ các kiểu súng Pháp để ông cho đúc và trang bị cho đội nữ binh.

 

Mọi việc đang tiến hành thuận lợi, nhà vua đã chiêu nạp được 4 đội thì sự việc bị bại lộ do thượng thư Bộ Lại và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp là Levécque. Để che mắt, Thành Thái giả điên cào cấu các bà cung phi thân Pháp và xé hết các bản vẽ vũ khí.

 

Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên để ép ông thoái vị. Khâm sứ Pháp nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp nên không để ông ở ngôi được. Nếu muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có mưu đồ chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng Thành Thái đã ném thẳng tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất từ chối.

 

Năm 1907, ông bị phế truất rồi bị đưa đi quản thúc tại Vũng Tàu và 9 năm sau ông cùng với vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion. Bởi thế đội nữ binh của ông chưa có cơ hội xuất trận. Tuy nhiên, điều đó chứng tỏ ông là người có tinh thần chống Pháp chứ không phải chỉ là hạng vua bù nhìn cam chịu mất nước.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Cuộc hành hình lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam (01-06-2016)
    Đại Việt thời Trần đã 'thoát Trung' như thế nào? (26-05-2016)
    Vua Duy Tân: Nước bẩn thì lấy máu mà rửa (17-05-2016)
    Thành Đa Bang và trận đánh quyết định số phận nhà Hồ (10-05-2016)
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2016)
    Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt? (28-04-2016)
    Ẩn số lịch sử về Hùng Kính Vương - vị Vua Hùng thứ 19 (21-04-2016)
    Một cái nhìn về cuộc cải cách chính trị của Hồ Quý Ly (13-04-2016)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (06-04-2016)
    Cuộc sinh tồn và sự thất truyền của văn minh Việt cổ (02-04-2016)
    Những nhà sáng chế nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (30-03-2016)
    Chuyến đi sứ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (27-03-2016)
    Truyền thống thạo thủy chiến của dân tộc Việt Nam (22-03-2016)
    Ẩn số về núi Nùng huyền thoại của kinh thành Thăng Long (18-03-2016)
    Chuyện nàng công chúa lấy 2 vua đối địch làm chồng trong sử Việt (11-03-2016)
    14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc (07-03-2016)
    Những thú ăn chơi khác người của vua chúa Việt (02-03-2016)
    4 công chúa ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam (27-02-2016)
    Số phận 3 Đàn Xã Tắc trong lịch sử Việt Nam (20-02-2016)
    Các vĩ nhân tuổi Thân lừng danh lịch sử Việt Nam (16-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152855331.